Lời bài hát: Ai lên xứ hoa đào
Sáng tác: Hoàng Nguyên
Trình bày: Phương Anh
Ai lên xứ hoa đào dừng chân bên hồ nghe chiều rơi,
Nghe hơi giá len vào hồn người chiều xuân mây êm trôi
Thông reo bên suối vắng, lời dìu dặt như tiếng tơ,
Xuân đi trong mắt biếc lòng dạt dào nên ý thơ
Nghe tâm tư mơ ước mộng đào nguyên đẹp như chuyện ngày xưa.
Ai lên xứ hoa đào đừng quên bước lần theo đường hoa
Hoa bay đến bên người ngại ngần rồi hoa theo chân ai.
Ðường trần nhìn hoa bướm rồi lòng trần mơ bướm hoa,
Lâng lâng trong sương khói rồi bàng hoàng theo khói sương,
Lạc dần vào quên lãng rồi đường hoa lặng bước trong lãng quên.
Ôi! màu hoa đào, màu hoa đào chiều xuân nào
Ôi! màu hoa đào như môi hồng người mình yêu,
Ôi! màu hoa đào đã bao lần vì màu hoa
mà lữ khách lắng hồn thơ dừng chân lãng du.
Ai lên xứ hoa đào đừng quên mang về một cành hoa
Cho tôi bớt mơ mộng chiều chiều nhìn mây trôi xa xa,
Người về từ hôm nao mà lòng còn thương vẫn thương
Bao nhiêu năm tháng cũ mà hồn nào tôi vấn vương.
Giờ này nhìn sương khói mà thầm mơ màu hoa trên má ai.
Cuộc đời éo le và mối tình ngang trái của người nhạc sĩ tài hoa
Nhạc sĩ Hoàng Nguyên tên thật là Cao Cự Phúc, sinh 03 tháng 01 năm 1932 tại Quảng Trị. Lúc nhỏ theo học trường Quốc học Huế. Đầu thập niên 1950, Hoàng Nguyên lên ở Đà Lạt, Hoàng Nguyên dạy học tại trường tư thục Tuệ Quang, thuộc chùa Linh Quang, khu số 4 Đà Lạt.
Hoàng Nguyên khi đó dạy Việt văn lớp đệ lục. Lúc đó, ông là thầy giáo dạy nhạc cho Nguyễn Ánh 9, người sau này trở thành một nhạc sĩ nổi tiếng đồng thời là nhạc công chơi đàn dương cầm.
Năm 1956, trong một đợt lùng bắt ở Đà Lạt, do trong nhà có các bản nhạc của nhạc sĩ Văn Cao, người mà Hoàng Nguyên rất ái mộ, Hoàng Nguyên bị bắt và đày ra Côn Đảo khoảng năm 1957. Ở Côn Sơn, thiên tình sử của người nghệ sĩ Hoàng Nguyên mở đầu với cảnh tình éo le và tan tác.
Là một tài hoa đa dạng, người tù Hoàng Nguyên được vị Chỉ Huy Trưởng đảo Côn Sơn mến chuộng nên đã đưa chàng ta về tư thất dạy Nhạc và Việt văn cho con gái ông, năm đó khoảng 19 tuổi…Mối tình hai người nảy nở, trăng ngàn sóng biển đã là môi trường cho tình yêu ngang trái.
Ông chúa đảo phải lặng lẽ vận động để chàng nhạc sĩ tài hoa sớm được tự do.
Sau khi Hoàng Nguyên được trả tự do, trở về Sài Gòn, tiếp tục sáng tác và dạy học. Trước khi kết hôn, Hoàng Nguyên có ý định quay lại với cô gái ở Côn Sơn, nhưng cô đã đi lấy chồng. Ca khúc Thuở ấy yêu nhau ra đời trong khoảng thời gian đó.
Cuộc đời éo le và mối tình ngang trái của người nhạc sĩ tài hoa
Nhạc sĩ Hoàng Nguyên tên thật là Cao Cự Phúc, sinh 03 tháng 01 năm 1932 tại Quảng Trị. Lúc nhỏ theo học trường Quốc học Huế. Đầu thập niên 1950, Hoàng Nguyên lên ở Đà Lạt, Hoàng Nguyên dạy học tại trường tư thục Tuệ Quang, thuộc chùa Linh Quang, khu số 4 Đà Lạt.
Hoàng Nguyên khi đó dạy Việt văn lớp đệ lục. Lúc đó, ông là thầy giáo dạy nhạc cho Nguyễn Ánh 9, người sau này trở thành một nhạc sĩ nổi tiếng đồng thời là nhạc công chơi đàn dương cầm.
Năm 1956, trong một đợt lùng bắt ở Đà Lạt, do trong nhà có các bản nhạc của nhạc sĩ Văn Cao, người mà Hoàng Nguyên rất ái mộ, Hoàng Nguyên bị bắt và đày ra Côn Đảo khoảng năm 1957. Ở Côn Sơn, thiên tình sử của người nghệ sĩ Hoàng Nguyên mở đầu với cảnh tình éo le và tan tác.
Là một tài hoa đa dạng, người tù Hoàng Nguyên được vị Chỉ Huy Trưởng đảo Côn Sơn mến chuộng nên đã đưa chàng ta về tư thất dạy Nhạc và Việt văn cho con gái ông, năm đó khoảng 19 tuổi…Mối tình hai người nảy nở, trăng ngàn sóng biển đã là môi trường cho tình yêu ngang trái.
Ông chúa đảo phải lặng lẽ vận động để chàng nhạc sĩ tài hoa sớm được tự do.
Sau khi Hoàng Nguyên được trả tự do, trở về Sài Gòn, tiếp tục sáng tác và dạy học. Trước khi kết hôn, Hoàng Nguyên có ý định quay lại với cô gái ở Côn Sơn, nhưng cô đã đi lấy chồng. Ca khúc Thuở ấy yêu nhau ra đời trong khoảng thời gian đó.
Nguồn: internet