Booking.com

Tuesday, March 26, 2019

[Đà Lạt] Bảo tàng trong tu viện cổ giữa rừng thông ở Đà Lạt

Viện sinh học Tây Nguyên Đà Lạt: Công trình xây dựng năm 1949 mang nét kiến trúc Pháp, hiện được nhiều bạn trẻ tới tham quan, chụp ảnh.

Toàn cảnh Viện sinh học Tây Nguyên Đà Lạt
Toàn cảnh Viện sinh học Tây Nguyên Đà Lạt
Viện sinh học Tây Nguyên nằm trên đồi Tùng Lâm, cách trung tâm TP Đà Lạt (Lâm Đồng) khoảng 7 km. Đây vốn là tu viện thuộc dòng Chúa cứu thế của Việt Nam, được sử dụng vào hoạt động nghiên cứu sau năm 1975.
Viện sinh học Tây Nguyên Đà Lạt nhìn từ trên cao
Viện sinh học Tây Nguyên Đà Lạt nhìn từ trên cao
Công trình nằm giữa rừng, đường lên men theo triền dốc với hai hàng thông thẳng tắp. Tu viện xây dựng năm 1949 và hoàn thành sau ba năm. Khu nhà được thiết kế theo lối kiến trúc mới, với phong cách tu viện châu Âu.
Mặt trước Viện sinh học Tây Nguyên Đà Lạt
Mặt trước Viện sinh học Tây Nguyên Đà Lạt
Khi xây dựng, tu viện là công trình bằng đá kiên cố thứ hai tại Việt Nam, sau nhà thờ Phát Diệm. Ngay chính giữa tòa nhà là cây Thánh giá với dòng chữ bằng tiếng Latin "Copiosa Apud Eum Redemptio", nghĩa là "Ơn cứu độ chứa chan nơi Người".
Không gian trưng bày của Viện sinh học Tây Nguyên Đà Lạt
Không gian trưng bày của Viện sinh học Tây Nguyên Đà Lạt
Viện sinh học gồm 5 tầng với 120 phòng lớn nhỏ. Riêng tầng thứ hai làm bảo tàng chuyên về sinh thái. Bảo tàng có 7 gian trưng bày và 6 phòng lưu trữ. Từng gian phòng được chia thành nơi trưng bày các loài thuộc lớp thú, chim, bò sát, thảm thực vật...
Một số mẫu nổi bật được lưu trữ trong bảo tàng Viện sinh học Tây Nguyên Đà Lạt
Một số mẫu nổi bật được lưu trữ trong bảo tàng
Bộ sưu tập nổi bật của bảo tàng là 386 mẫu thú thuộc 58 loài, trong đó có 38 loài quý hiếm đã được công bố trong sách Đỏ Việt Nam.
Các loài thú được lưu trữ trong Viện sinh học Tây Nguyên Đà Lạt
Các loài thú được lưu trữ trong Viện sinh học Tây Nguyên Đà Lạt
Bên cạnh các loài thú, bảo tàng còn lưu giữ 245 mẫu của 95 loài chim; các mẫu của hơn 30 loài lưỡng cư, bò sát... Nhiều loài mang nét đặc trưng riêng của khu vực Tây Nguyên.
Các mẫu nấm trong rừng thông Lâm Đồng
Các mẫu nấm trong rừng thông Lâm Đồng
Ngoài ra, bảo tàng còn trưng bày 245 mẫu nấm lớn của 240 loài thuộc khu vực rừng thông Lâm Đồng.
Một số mẫu bướm được lưu trữ trong bảo tàng
Một số mẫu bướm được lưu trữ trong bảo tàng
Các tiêu bản đa dạng, trình bày sinh động từ những loài côn trùng đến muông thú. Một vài loài đã tuyệt chủng vẫn lưu giữ bộ xương hoàn chỉnh.
Tiêu bản chim già đãy
Tiêu bản chim già đãy
Tiêu bản chim già đãy, một loài được xếp trong danh mục sách Đỏ động vật Việt Nam được trưng bày sinh động.
Vẻ đẹp cổ kính của bảo tàng khiến nơi đây là điểm chụp hình cưới, "sống ảo" của nhiều du khách
Vẻ đẹp cổ kính của bảo tàng khiến nơi đây là điểm chụp hình cưới, "sống ảo" của nhiều du khách
Mỗi ngày, có hàng chục đôi đến đây lưu lại khoảnh khắc kỷ niệm. "Nơi này có không gian rộng rãi, yên tĩnh mà kiến trúc tựa như tòa lâu đài cổ kính châu Âu, rất hợp để chụp ảnh cưới. Khách cũng không mất phí chụp, chỉ phải mua vé vào cổng 15.000 đồng thôi", anh Thiện Chánh (thợ ảnh) cho biết.

Ngoài ra, những hành lang sâu hun hút, cầu thang rêu phong, bức tường đá cổ điển... trở thành phông nền sáng tác ảnh độc đáo của giới trẻ.
Nguồn: Vnexpress

Saturday, March 23, 2019

[Đà Lạt] Hãy để Đà Lạt với sương mờ

Suy ngẫm: "Hãy để Đà Lạt với sương mờ "

Tôi có duyên sống ở TP Đà Lạt (tỉnh Lâm Đồng) vài năm và yêu say đắm "thành phố buồn" lắm mộng mơ này.
Còn nhớ năm 1978, lần đầu tiên trong đời đến Đà Lạt. Xuất phát từ Ninh Thuận, tôi cùng chiếc Peugeot 403 ì ạch leo lên đèo Ngoạn Mục, qua thị trấn Đơn Dương hiền dịu rồi đến đèo Dran. Đèo Dran luồn rừng, luồn núi, nối liền Đơn Dương với Cầu Đất để đến Đà Lạt. Xe càng lên cao càng luồn sâu vào rừng, những khu rừng thông bất tận dày đặc trong sương mù, phóng túng và lãng mạn.

Sương mù Đà Lạt - Nguồn: internet
Sương mù Đà Lạt - Nguồn: internet
Rừng thông và sương mù là đặc trưng của Đà Lạt. Nó không chỉ gợi cảm hứng mà là nền tảng làm nên văn hóa Đà Lạt. Ấy vậy mà khi xa Đà Lạt, vài năm về thăm một lần, tôi thấy mảnh đất mộng mơ đang chìm dần trong những khối bê-tông, những căn nhà cao tầng ngột ngạt.

Bây giờ, chính quyền tỉnh Lâm Đồng lại muốn quy hoạch một Đà Lạt hiện đại. Họ muốn thay đổi căn bản khu trung tâm Hòa Bình bằng khu dịch vụ thương mại với từ 3-5 tầng nổi. Họ muốn di dời Dinh Tỉnh trưởng cũ sang một góc khiêm tốn để dành đất xây dựng khu dịch vụ cao cấp lên đến 10 tầng.

Nên nhớ rằng bây giờ toàn bộ khu trung tâm Hòa Bình chỉ còn lại mảng xanh duy nhất là Dinh Tỉnh trưởng và như vậy nó sẽ biến mất! Một số phân khu khác ngay trung tâm cũng sẽ quy hoạch lại chủ yếu phục vụ khách du lịch.

Cùng với rạp Hòa Bình, chợ Đà Lạt, Dinh Tỉnh trưởng là chứng nhân của nhiều sự kiện lịch sử tại Đà Lạt. Làm mới những khu vực này hết sức nhạy cảm, nếu không cẩn thận, "hồn vía" của Đà Lạt sương mù sẽ biến mất. Nếu quy hoạch tham lam, thực dụng như vậy, khu trung tâm Đà Lạt sẽ "trơ xương"!

Hơn 40 năm qua, Đà Lạt thay đổi quá nhiều. Dân số tăng lên, tốc độ bê-tông hóa quá nhanh, những cánh rừng thông biến mất. Trung tâm Hòa Bình, chợ Đà Lạt chưa cải tạo theo hướng quy hoạch mới đã trở nên ngột ngạt với những biệt thự bê-tông cốt thép, những công trình phục vụ khách du lịch đồ sộ, ồn ào, náo nhiệt. Đà Lạt đang bị biến dạng vì sự phát triển du lịch quá nóng.

Ngày trước Hàn Mặc Tử viết "Đà Lạt trăng mờ", đọc là thấy một Đà Lạt đầy sương, đầy gió, đầy trăng. Giờ đây, sương mù Đà Lạt đi đâu mất khiến những buổi sáng, chiều tối, du khách mất cảm giác bồng bềnh trong sương.

Du lịch đang "ăn" vào di sản thiên nhiên chứ không phải lợi dụng ưu thế thiên nhiên để làm du lịch. Nếu muốn "cứu" Đà Lạt, phải thấy những bất cập đó.

Đà Lạt là thành phố "cho người này niềm vui, cho người khác sự mát dịu" - giống như một câu ngạn ngữ Latin mà nhà thám hiểm - bác sĩ A.Yersin từng liên tưởng để nói về cao nguyên Langbiang.
Sương mù bên hồ Xuân Hương - Đà Lạt
Sương mù bên hồ Xuân Hương - Đà Lạt
Chúng ta có thể sẽ không chỉ mất Đà Lạt mà còn mất cả "niềm vui" và "sự mát dịu" của thiên nhiên ban tặng nếu quy hoạch sai, thiếu thận trọng.

Đừng làm mất đi hồn cốt Đà Lạt. Hãy để Đà Lạt lãng đãng với sương mờ... 

[Quy hoạch Đà Lạt] Đừng để mất hồn cốt Đà Lạt

Chính quyền tỉnh Lâm Đồng khẳng định quy hoạch lại khu trung tâm Đà Lạt để phục vụ du khách theo hướng rộng rãi, tiện nghi và không phá vỡ cảnh quan đặc trưng.
Ngày 22-3, UBND tỉnh Lâm Đồng công bố quyết định của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt quy hoạch xây dựng vùng đến năm 2035 và tầm nhìn đến năm 2050. Theo quy hoạch đến năm 2035, tỉnh Lâm Đồng có 19 đô thị. Trong đó, TP Đà Lạt là đô thị loại I, đáp ứng các tiêu chí của TP trực thuộc trung ương, cực tăng trưởng quan trọng của vùng kinh tế Nam Tây Nguyên.

Nhiều ý kiến trái chiều
Trước đó, TP Đà Lạt cũng đã công bố Quyết định phê duyệt quy hoạch chi tiết và thiết kế đô thị khu vực trung tâm Đà Lạt và nhận được nhiều ý kiến trái chiều.
Theo quy hoạch, trung tâm có diện tích 30 ha, gồm 5 phân khu. Phân khu 1 bao gồm khu vực chợ Đà Lạt - đường Nguyễn Thị Minh Khai có diện tích 6,95 ha. Đây sẽ là khu chợ truyền thống kết hợp với quảng trường trung tâm, khu phố đi bộ, trung tâm thương mại và khu vực đậu xe ngầm.
Phân khu 2 là khu trung tâm Hòa Bình có diện tích 3,37 ha. Rạp hát Hòa Bình sẽ được tháo dỡ để xây dựng khu giải trí đa chức năng.
Đà Lạt chìm trong sương mờ Ảnh: VÕ TRANG
Đà Lạt chìm trong sương mờ Ảnh: VÕ TRANG
Phân khu 3 là khu vực đồi Dinh có diện tích 4,43 ha. Tại khu vực này, tòa Dinh tỉnh trưởng sẽ được di dời nguyên khối đến một vị trí mới cũng trong khuôn viên đồi Dinh. Nơi đây sau đó sẽ hình thành khu thương mại, dịch vụ cao cấp.
Phân khu 4 là khu vực chỉnh trang đô thị có diện tích khoảng 9,19 ha với mục tiêu hình thành nên khu nhà ở kết hợp thương mại, phát triển hỗn hợp các loại hình dịch vụ và giải trí.
Phân khu 5 là ven hồ Xuân Hương có diện tích 6,06 ha. Nơi đây là khu vực công trình dịch vụ - du lịch, khách sạn, công trình công cộng.
Theo PGS-TS Nguyễn Mộng Sinh, người gắn bó với Đà Lạt hơn 50 năm, nếu quy hoạch mà phá bỏ các công trình kiến trúc cũ hoặc chuyển đổi công năng vốn có là không nên. "Riêng rạp hát khu Hòa Bình bị phá bỏ thì nên xây dựng đúng công năng gắn liền với văn hóa, ví dụ như nhà hát kịch, khu triển lãm các hiện vật mang dấu ấn truyền thống của vùng đất này. Chính quyền địa phương cần xem xét kỹ, nếu không, Đà Lạt sẽ đánh mất thương hiệu nổi tiếng hàng trăm năm mới có được trong lòng bạn bè quốc tế" - ông Sinh nhấn mạnh.
Ông Lê Tứ, Chủ tịch Hội Kiến trúc sư tỉnh Lâm Đồng, cho rằng chỉnh trang đô thị Đà Lạt, đặc biệt việc sắp xếp lại khu Hòa Bình là cần thiết. Tuy nhiên, việc cải tạo phải tính toán kỹ trên cơ sở bảo tồn những công trình gắn liền với thời gian và hồn cốt của Đà Lạt. "Đà Lạt có các công trình kiến trúc văn hóa "Ta - Tây" kết hợp nên rất riêng, rất khác so với các đô thị du lịch khác của nước ta" - ông Tứ lý giải.
Trao đổi với phóng viên Báo Người Lao Động, bà Nguyễn Thị Nguyên, Giám đốc Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch tỉnh Lâm Đồng, cho biết trước khi công bố Quyết định phê duyệt quy hoạch chi tiết và thiết kế đô thị khu vực trung tâm Đà Lạt, tỉnh đã lấy ý kiến các sở ngành chức năng. "Hiện nay, về dư luận, đa phần phản ánh nên giữ lại những điểm nhấn lịch sử của TP Đà Lạt nên ngành văn hóa tỉnh đang tiếp thu và có cân nhắc" - bà Nguyên nói.

Hạn chế phá vỡ địa hình
Cũng theo quy hoạch được công bố, dãy nhà phía sau rạp hát Hòa Bình, khu dân cư bên phải đường Phan Bội Châu (đoạn từ cầu thang chợ Đà Lạt đến khu chợ đồ cũ), khu vực thương xá La Tulipe, khách sạn Hải Sơn, khách sạn Golf 3 (cũ), dãy ki-ốt dẫn vào chợ sẽ được phá bỏ để làm công viên, bãi đậu xe ngầm, không gian công cộng...
Ông Lê Quang Trung, Giám đốc Sở Xây dựng tỉnh Lâm Đồng, cho biết trước khi phê duyệt đề án, tỉnh đã tham khảo ý kiến của các chuyên gia, sở, ban, ngành và phát 800 phiếu khảo sát ý kiến các hộ dân sinh sống trong khu vực. Phần lớn các ý kiến đều thống nhất với chủ trương trên. "Việc thiết kế xây dựng công trình sẽ tận dụng tối đa địa hình tự nhiên, hạn chế phá vỡ địa hình vốn có của Đà Lạt; không xâm hại đến môi trường, cảnh quan khu vực; trồng cây xanh trong khuôn viên và trên mái các công trình" - ông Trung thông tin.
Trong khi đó, theo ông Đoàn Văn Việt, Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng, quyết định quy hoạch trên là định hướng phát triển đô thị khu trung tâm Hòa Bình thành khu trung tâm phức hợp, gồm hạ tầng giao thông công cộng chất lượng cao; các công trình kiến trúc đặc trưng, hài hòa cảnh quan khu vực sẽ là điểm đến hấp dẫn du khách, tạo ra nhiều không gian mua sắm, đi bộ, bãi đậu xe... Đặc biệt, việc chỉnh trang các khu nhà ở bảo đảm hài hòa cảnh quan mà không phá vỡ kiến trúc lịch sử trăm năm của Đà Lạt.

Khôi phục tuyến đường sắt Tháp Chàm - Đà Lạt
Theo quy hoạch xây dựng vùng đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, đến năm 2035 và tầm nhìn năm 2050, Lâm Đồng trở thành vùng kinh tế động lực của khu vực Tây Nguyên; là trung tâm nghiên cứu và sản xuất nông nghiệp công nghệ cao, phát triển công nghiệp khai thác, chế biến khoáng sản; phát triển ngành du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, canh nông và văn hóa - di sản.
Về giao thông, ngoài tuyến cao tốc Dầu Giây - Đà Lạt, quy hoạch cũng nêu rõ định hướng khôi phục tuyến đường sắt Tháp Chàm - Đà Lạt (dài 84 km), đồng thời quy hoạch 6 tuyến đường sắt đô thị bằng monorail phục vụ du lịch trên địa bàn Đà Lạt với tổng chiều dài gần 90 km.

Sunday, March 17, 2019

[Đà Lạt] Biệt điện có hầm trú ẩn của bà Trần Lệ Xuân ở Đà Lạt

Biệt điện Trần Lệ Xuân Đà Lạt

Trong khuôn viên có ba biệt thự từng được bảo vệ nghiêm ngặt không thua kém cơ sở quân sự trọng yếu.
Khuôn viên Biệt điện Trần Lệ Xuân
Khuôn viên Biệt điện Trần Lệ Xuân

Nằm ở một ngọn đồi trên đường Yết Kiêu, TP Đà Lạt là biệt điện của bà Trần Lệ Xuân. Bà Xuân (1924 - 2011) là vợ của cố vấn cao cấp Ngô Đình Nhu, em trai Tổng thống Ngô Đình Diệm.




Khu biệt điện xây dựng năm 1958 trên khuôn viên rộng 13.000 m2. Đây là một quần thể kiến trúc gồm nhiều hạng mục khác nhau, trong đó các công trình chính là ba ngôi biệt thự mang tên Lam Ngọc, Bạch Ngọc và Hồng Ngọc.



Biệt thự Lam Ngọc gồm hai tòa nhà. Tòa đầu tiên nằm ngay lối vào, là nơi vợ chồng bà Trần Lệ Xuân thường nghỉ ở đây mỗi khi lên Đà Lạt dịp cuối tuần.


Tòa thứ hai có quy mô nhỏ hơn, cũng là nơi nghỉ dưỡng của gia đình.

Công trình được xây dựng theo lối kiến trúc kiểu Pháp với mái ngói đỏ, ống khói, lò sưởi cùng nhiều cửa sổ.
Hai tòa nhà được trang bị hiện đại bậc nhất thời bấy giờ, với phòng để họp, làm việc, khiêu vũ, trang điểm... Trong các phòng đều có lò sưởi kiểu Pháp. Hiện, phần lớn không gian của biệt thự là bảo tàng.


Biệt thự Lam Ngọc được xây dựng kiên cố, có đường hầm thoát hiểm nội bộ và hầm trú ẩn riêng của bà Trần Lệ Xuân.

Hầm trú ẩn được thi công bằng loại thép đặc biệt, có thể chống đỡ sức công phá của hỏa lực hạng nặng. Các cửa kính có khả năng chống đạn. Hiện, các lối xuống hầm không cho du khách tham quan.

Biệt thự Bạch Ngọc là nơi giải trí của gia đình bà Xuân và các sĩ quan cao cấp.


Trước biệt thự Bạch Ngọc là một bể bơi dung tích 300 m3, sâu 1,2 - 2,2 m. Đây là bể bơi nước nóng duy nhất của toàn miền Nam thời điểm đó. 
Biệt thự Hồng Ngọc được bà Xuân xây dựng tặng cha mình là ông Trần Văn Chương - thời điểm đó đang là Đại sứ Việt Nam Cộng hòa tại Mỹ. 

Ba ngôi biệt thự có những nét kiến trúc riêng, kết nối với nhau qua những lối đi và khu vườn được thiết kế hài hòa. Nổi bật nhất là vườn hoa do các kỹ sư đến từ Nhật Bản thiết kế. Trong vườn có một hồ nước, khi bơm đầy sẽ tạo thành hình địa đồ Việt Nam.
Sau cuộc đảo chính 1963, tòa biệt điện được trưng dụng làm Bảo tàng Sắc tộc Tây Nguyên. Từ năm 2007, công trình trở thành Trung tâm Lưu trữ quốc gia IV.

Ở khu bảo tàng còn lưu giữ nhiều hình ảnh trước kia của biệt điện. Khu tham quan mở cửa trong khung giờ hành chính với giá vé 15.000 đồng một người.
Nguồn: Vnexpress

Trần Lệ Xuân - Thăng trầm Quyền - Tình
Mua sách trên Tiki: Tại đây


Trần Lệ Xuân - Thăng trầm Quyền - Tình
Mua sách trên Tiki: Tại đây

Madam Nhu Trần Lệ Xuân - Quyền lực Bà Rồng
Mua sách trên Fahasa: Tại đây