Booking.com

Friday, May 17, 2019

Người bác sỹ đáng kính - Nhà thám hiểm đáng kính Alexandre Yersin


Alexandre Yersin

(1863 - 1943) có lẽ là một cái tên Tây khá quen thuộc với không ít dân Annam. Nhưng cụ thể ông ấy là ai, tới xứ Annam để làm gì và có những đóng góp gì cho cái tiểu quốc này thì không phải ai cũng biết.

Bác sỹ Alexandre Yersin

Bài viết dưới đây của Linh mục Anthony Đặng Hữu Nam sẽ giới thiệu đến bạn đọc đôi nét về cuộc đời đáng được ngưỡng mộ của bác sĩ Yersin (bài được trích và có chỉnh sửa):

Dịch hạch là căn bệnh khủng khiếp nhất trong lịch sử loài người, có thời điểm làm giảm 2/3 dân số châu Âu và 1/3 dân số Trung Quốc. Chính bác sĩ Yersin là người đầu tiên tìm ra vi khuẩn này và các nhà khoa học về sau khống chế nó hoàn toàn. Yersin cũng là một câu chuyện thú vị khi cả cuộc đời trưởng thành của ông, đều gắn bó với 2 chữ Việt Nam.

Tốt nghiệp tiến sĩ y khoa với đề tài bệnh Lao, nhưng Yersin và thầy hướng dẫn của mình là giáo sư Roux nổi danh với phát minh ra vắc xin bạch hầu. Thành tựu của ông khiến thiên tài Louis Pasteur chú ý và được nhận vào làm ở viện Pasteur Paris danh giá. Nhưng máu thám hiểm trong người khiến ông nằng nặc xin nghỉ việc để làm thuỷ thủ tàu viễn dương "dù chưa có kinh nghiệm đi biển bao giờ". Ông nói "đời mà không đi, thì còn gì là đời".

Các lần đi thám hiểm và quay lại Pháp, ông đều được Louis Pasteur "mời ăn tối và nghe báo cáo" và "thấy thú vị trước các thông tin mới mẻ do Yersin kể". Pasteur yêu cầu ông hãy làm gì thì làm cho trọn vẹn để "vang danh thiên hạ, giúp nhân loại". Vâng lời thầy, Yersin xách đồ đạc lên tàu vượt ngàn hải lý, mặc cho gió bão khôn lường. Hình ảnh học trò khăn gói xuống thuyền dọc ngang quả đất sau khi học xong là hình ảnh vô cùng đẹp của những người có LÝ TƯỞNG SỐNG.

Sang Việt Nam, ông làm bác sĩ trên tàu giữa Sài Gòn, Manila, Hải Phòng rồi sau đó định cư ở Nha Trang, sau một lần tàu cập bến và ông phải lòng với cảnh sắc nơi đây. Đầu thế kỷ 20, ông tham gia hội đồng sáng lập và là hiệu trưởng đầu tiên của Đại học Y Khoa Đông Dương (nay là Y Hà Nội), xây dựng toàn bộ giáo trình sơ khởi và nhận thức y đức cho các thế hệ bác sĩ, quy hoạch các bệnh viện ở các tỉnh thành khắp Việt Nam theo khoảng cách địa lý để "ai bị bệnh cũng có chỗ gần nhất mà đến trị kịp thời".

Nhưng Hà Nội cũng chỉ có thể giữ chân ông được 2 năm. Ông quay trở lại Nha Trang, thực hiện chuỗi những ngày làm khoa học và thám hiểm khắp núi rừng Đông Dương.

Ông là người đã tìm ra cao nguyên Lang Bian và quy hoạch Tp Đà Lạt, xây dựng viện Pasteur Đà Lạt và thúc đẩy phát triển viện Pasteur Sài Gòn, Hà Nội. Trại ngựa nuôi lấy huyết thanh sản xuất vắc xin của ông nằm ở suối Dầu là trại ngựa thuốc lớn nhất châu Á khi đó. Ông còn cho trồng cây ký ninh để trị bệnh sốt rét. Ông từng mong muốn Diên Khánh là nơi sản xuất thuốc men cho cả Đông Dương.

Ông cũng là người mang cây cao su, ca cao, cà phê đến Việt Nam, ông cho thử nghiệm cây điều từ Brazil và tiêu đen từ Ấn Độ ở nông trại của mình. Nhờ vậy mà bây giờ chúng ta đã có hàng tỷ đô la xuất khẩu. Ông thử nghiệm nhiều giống cây ôn đới như cà rốt, súp lơ, su su, lay-ơn, cẩm tú cầu, xà lách soong, cà chua... (hầu như tất cả các loại rau củ mang tiếng Pháp đều là do ông và bạn bè đồng sự ông mang qua). Ông còn nuôi cừu trồng nho ở Phan Rang, nuôi đà điểu ở Ninh Hoà, thử nghiệm trồng quy mô lớn cây cà phê ở Lâm Đồng, Đăk Lăk và Pleiku. Ông cũng là 1 triệu phú nhờ trồng cao su xuất bán cho hãng lốp xe Michelin và là cổ đông chính của ngân hàng HSBC. Ông cho rằng "tôi phải kiếm tiền kiểu khác chứ không tài nào cầm được tiền của các bệnh nhân". Toàn bộ tiền lãi của ông đến nay vẫn còn và vẫn bí mật chuyển đều đặn về 1 quỹ từ thiện và quỹ nghiên cứu khoa học.

Với tầm nhìn vĩ đại, bác sĩ Yersin không chỉ làm khoa học mà còn giỏi nhiều thứ. Ngoài việc mang sang cho chúng ta bao nhiêu giống cây trồng vật nuôi mới lạ, khám phá và xây dựng Sapa, Đà Lạt, Bà Nà... thành những nơi du lịch nghỉ dưỡng, ông còn tham gia quy hoạch đô thị khu trung tâm Sài Gòn, Hà Nội, Nha Trang, Đà Nẵng, Hải Phòng, ranh giới các tỉnh... để ngày nay chúng ta hay có cụm từ "ngày xưa người Pháp đã quy hoạch chỗ này là, chỗ kia là..."

Ông đã giúp người Việt chúng ta có được nền tảng kinh tế ban đầu từ một nước thuần nông lạc hậu, những công trình về hạ tầng, giáo dục, y tế. Chính quyền Pháp khi đó rất tín cẩn ông, vì ông đi nhiều khám phá nhiều. Hầu như mọi ngóc ngách ở Lào, Việt Nam và Campuchia đều có dấu chân ông. Núi cao vực sâu, thú dữ, bệnh tật... không hề làm ông nản bước.

Ông luôn yêu cầu Pháp phải xây dựng nhiều trường học ở các tỉnh của Việt Nam và ý kiến cho Pháp đầu tư tiền để xây đường sắt Bắc Nam từ ga Hà Nội đến ga Sài Gòn, hiện chúng ta vẫn còn đang khai thác. Con đường quốc lộ 1A thời đó là con đường đất nhỏ xíu (gọi là con đường cái quan) bề rộng chỉ có 2-3 mét từ thời chúa Nguyễn đã được ông "bày vẽ" cho kè đá, rải nhựa, mở rộng nâng cấp để xe ô tô có thể chạy được. Ông nói phải ưu tiên làm con đường to nhất, tốt nhất gọi là quốc lộ, chạy ngang qua hết các tỉnh ven biển để người dân tỉnh nào cũng có thể hưởng lợi từ giao thông. Đường sắt Phan Rang đi Đà Lạt cũng là ông tư vấn cho toàn quyền Doumer làm. Các trạm khí tượng từ Sapa đến Mẫu Sơn đến Bạch Mã, các ngọn hải đăng ngoài biển mà chúng ta thường nói "do Pháp xây" là do ông chọn vị trí. Những gì ông có thể nghĩ ra, ông đã làm tất cả cho người Việt.

Ông sống 1 mình, giản dị ở Nha Trang đến cuối đời, 1 cuộc đời đầy ắp những chuyến đi thám hiểm và thành tựu. Nha Trang cũng là nơi tiếp cận điện ảnh đầu tiên của nước ta do ông mang phim về chiếu. Có lần khi trẻ con vào nhà ông xem phim và nghịch phá những chậu hoa quý, gia nhân toan ra mắng nhưng ông bảo "thôi đừng la trẻ nhỏ, nghe lớn tiếng chúng sẽ sợ". Một lần ông lái xe hơi trên đường, 1 người dân bất cẩn lao vào xe ông và bị tai nạn. Dù lỗi của người đi bộ rành rành nhưng ông chạy xuống giúp họ băng bó, xin họ tha thứ và kiên quyết trả lại xe cho chính phủ, đi xe đạp, vì theo ông "dân chúng xứ này chưa quen luật lệ nên đi lại vô tư, mình đi xe đạp có va chạm thì cũng không gây thương vong cho họ".

Có lần ông lên Tây Nguyên tìm thuốc, người dân tộc đã bắt ông, định hành quyết. Nhưng họ nhìn vào mắt ông, thấy một sự chân thành và thiện lương kỳ lạ, họ lại thả ông ra. Ông sau đó chữa trị bệnh cho cả buôn làng và gửi thuốc men lên cho họ đều đặn. Ngôi nhà của ông là trại tế bần khổng lồ cho người sa cơ lỡ vận, ốm đau, bệnh tật, đói kém... của khắp vùng, mở cửa suốt ngày suốt đêm. Ông không có vợ con vì dâng hiến phụng sự cả đời cho khoa học, nhưng người ta kính yêu ông như cha mẹ ruột.

Trong khi nhiều trí thức Việt Nam đi Pháp để hưởng thụ sự văn minh có sẵn của xứ người, ông như cá bơi ngược dòng. Dù quê hương ông là đất nước Thuỵ Sĩ giàu có và xinh đẹp, dù tốt nghiệp trường Y Paris và là một trong những nhà khoa học nổi tiếng nhất thế giới khi ấy, ông vẫn xuống tàu đi đến một miền đất nghèo xa lạ. Ông nói "tôi mãi mãi là một công dân Pháp, nhưng tôi yêu Việt Nam và sẽ phụng sự tính mạng và cuộc đời tôi cho họ".

Giây phút cuối đời, ông nhờ người quản gia dìu ông ra phía cửa sổ, nhìn về phía biển, nơi ghi dấu 1 thời dọc ngang tuổi trẻ, rồi trút hơi thở cuối cùng.

Đám tang ông là đám tang lớn nhất Việt Nam lúc đó. Nghe tin ông mất, người dân Nha Trang bỏ hết công ăn việc làm để lo hậu sự. Tàu bè ngoài biển vội vã cập bến xóm Cồn, ngưng mọi hoạt động đánh bắt trong nhiều ngày. Những phụ nữ tiểu thương bán cá đã bỏ hết cá mắm tiền bạc danh lợi mỗi ngày, bỏ cái nón lá quen thuộc để đeo khăn tang trắng xoá trên đầu, xuống đường đưa tiễn, khóc hết nước mắt. Người dân Hà Nội, Sài Gòn, Đà Lạt, các thành phố lớn khác ở châu Á yêu quý ông, nhất là người Hongkong, nơi ông đã thành công trong việc giúp hàng triệu người dân ở đây thoát khỏi nỗi kinh hoàng do dịch cúm. Úc từng mời ông sang thành lập viện Pasteur cho họ nhưng ông đã từ chối. Hongkong thì tìm mọi cách giữ ông lại, nhưng ông vẫn khăng khăng quay về dải đất hình chữ S mà ông trót yêu thương. Năm 1943, khi ông mất, trí thức toàn thế giới, đặc biệt giới Y khoa và giới thám hiểm đã bày tỏ sự thương tiếc vô hạn.

Di chúc ông ghi giản dị "Tôi muốn được an táng ở Suối Dầu, mộ thật nhỏ và nằm úp xuống, đầu quay về phía biển". Ông Bùi Quang Phương (cộng sự lâu năm) đừng cho ai đem thi hài tôi đi nước khác. Mọi tài sản xin tặng hết cho Viện Pasteur và những người cộng sự lâu năm đã làm việc với tôi".

Nếu bạn đã từng 1 lần được tiêm chủng, chích ngừa hay thậm chí ăn cà rốt, uống cà phê, đắp mặt cà chua thì hãy biết ơn bác sĩ Yersin. Công lao của ông với dân tộc mình, với đất nước mình là không bao giờ kể hết.

Các bạn có thể đọc thêm tư liệu về bác sĩ Yersin để thấy những tranh cãi lặt vặt, những suy nghĩ tầm thường đã phí thời gian cuộc đời mình. Sách giáo khoa nên bổ sung nhiều bài học về ông để các thế hệ mãi mãi biết ơn. Lòng biết ơn là thước đo của sự văn minh, ở mỗi cá nhân và cả dân tộc.
Nguồn: internet

[Những bài hát hay về Đà Lạt] Tân cổ Thành phố buồn - Mạnh Quỳnh - Phi Nhung




Thành phố buồn

Sáng tác: Lam Phương
Trình bày: Mạnh Quỳnh - Phi Nhung
Thành phố nào nhớ không em? 
Nơi chúng mình tìm phút êm đềm 
Thành phố nào vừa đi đã mỏi 
Đường quanh co quyện gốc thông già 
Chiều đan tay nghe nắng chan hòa 
Nắng hôn nhẹ làm hồng môi em 
Mắt em buồn trong sương chiều 
Anh thấy đẹp hơn. 

Một sáng nào nhớ không em? 
Ngày chủ nhật ngày của duyên mình 
Thành phố buồn nằm nghe khói tỏa 
Người lưa thưa chìm dưới sương mù 
Quỳ bên em trong góc giáo đường 
Tiếng kinh cầu đẹp mộng yêu đương 
Chúa thương tình, sẽ cho mình mãi mãi gần nhau. 

Rồi từ đó vì cách xa 
Duyên tình thêm nhạt nhòa 
Rồi từ đó chốn phong ba 
Em làm dâu nhà người 
Âm thầm anh tiếc thương đời 
Đau buồn em khóc chia phôi 
Anh về gom góp kỷ niệm tìm vui 

Thành phố buồn lắm tơ vương 
Cơn gió chiều lạnh buốt tâm hồn 
Và con đường ngày xưa lá đổ 
Giờ không em sỏi đá u buồn 
Giờ không em hoang vắng phố phường 
Tiếng chuông chiều chầm chậm thê lương 
Tiễn đưa người quên núi đồi quên cả tình yêu.

Đà Lạt: Thành phố buồn


[Những bài hát hay về Đà Lạt] Mặt hồ - AC&M




Mặt hồ

Sáng tác: Trọng Thủy
Trình bày: nhóm AC&M

Sóng lăn tăn vỗ bờ
Áng mây chiều gợi những hồn thơ.
Hàng thông reo ven bờ
Đưa con thuyền về với ước mơ.
Đà Lạt quê hương ta đẹp như một đóa hoa
Hồ Xuân Hương là nhụy, là gương soi quê ta.
Hồ Xuân Hương là nhụy, là gương soi quê nhà.

Hồ Xuân Hương Hồ Xuân Hương (ơ..)
Tiếng Hồ Xuân Hương ta nghe trong lòng
Trăm mến ngàn thương Hồ Xuân Hương.
Tháng ngày mê say mang nước 
Cho đời thêm xanh thắm đây
Mặt Hồ Xuân Hương như mắt người tôi thương. 

Những bông hoa ven bờ
Sát mặt hồ gợi những hồn thơ.
Vầng trăng rơi trên hồ
Vang khúc nhạc gọi những ước mơ.
Đà Lạt quê hương ta đẹp như một đóa hoa
Hồ Xuân Hương là nhụy, là gương soi quê ta
Hồ Xuân Hương là nhụy, là gương soi quê nhà.

Hồ Xuân Hương Hồ Xuân Hương (ơ..)
Tiếng Hồ Xuân Hương ta nghe trong lòng
Trăm mến ngàn thương Hồ Xuân Hương.
Hỡi người đi xa có nhớ chốn này
Bao yêu mến đây mặt Hồ Xuân Hương
Như mắt người tôi thương.



Hồ Xuân Hương càng đẹp trong lời bài thơ, câu hát


Sunday, May 12, 2019

[Sách] Đà Lạt Năm Xưa

Nhìn từ phương diện lịch sử quy hoạch các đô thị Việt Nam, thì Đà Lạt là một hiện tượng đô thị đặc biệt. Đó là một đô thị mang hình mẫu châu Âu trong lòng Việt Nam. Điều này thể hiện qua thiết kế hệ thống giao thông, hình thái kiến trúc, phân khu chức năng, triết lý bảo tồn cảnh trí tự nhiên và cuối cùng là lối sống cư dân… Đến nay, vẫn còn nhiều khoảng trống để xây dựng một chân dung hoàn chỉnh của Đà Lạt.

Cuốn sách Đà Lạt năm xưa của Nguyễn Hữu Tranh

, một người Đà Lạt viết về thành phố của mình, bằng sự biên khảo tỉ mỉ, cẩn trọng, đã kết nối các tài liệu hơn một thế kỷ qua để như một nhà xây dựng, tạo nên một khuôn hình tương đối rõ nét về giai đoạn hình thành và phát triển của Đà Lạt từ cuối TK 19 và nửa đầu TK 20. Sự gọn gàng, mạch lạc của cấu trúc cuốn sách trước hết là nhờ sự chọn lựa các tài liệu hấp dẫn, từ dạng hồi ký của các nhà khoa học, chính khách Pháp như Gabrielle M. Vassal, Étienne Tardif hay bác sĩ Alexandre Yersin…, đến các bài vở trên các tờ báo Pháp thời Đông Dương đề cập đến các vấn đề đầu tư xây dựng Đà Lạt và nhất là các bản đồ, công trình dân tộc học, đồ án quy hoạch thành phố…

Sách hay về Đà Lạt: Đà Lạt năm xưa



Cuốn sách được thực hiện từ đầu thập niên 1990, khi bóng hình Đà Lạt cũ còn tương đối đậm nét và bối cảnh lưu trữ cũng như truy cập dữ liệu đòi hỏi nhiều nỗ lực và kỹ năng xử lý tài liệu, qua hai thập niên đã chứng tỏ giá trị của nó.

Những nỗ lực này của tác giả, một nhà nông học, đã khiến cho cuốn sách được giới nghiên cứu Đà Lạt tìm đọc, tham khảo như một cuốn cần thiết trong mọi danh mục tài liệu tham khảo. Sự hiểu biết chuyên môn về thực vật của tác giả cũng khiến cho cuốn sách có hàm lượng thông tin tin cậy, cũng như hiểu được không gian cảnh sắc trước khi người Pháp thiết lập đô thị theo hình mẫu phương Tây. Việc chỉ ra rằng nơi đây cũng từng có một nền tảng phong tục riêng rất ý nghĩa trong việc duy trì sự phát triển bền vững của Đà Lạt, nhất là với người đọc thế kỷ 21. Người giới thiệu bản thảo, nhà văn Nguyễn Vĩnh Nguyên đã nhận định: “Những dữ liệu về môi trường từ cuốn sách này cũng là một nguồn khả tín giúp độc giả có thể so sánh với hiện tại khi điều kiện xã hội kéo theo triết lý quy hoạch thay đổi, Đà Lạt đang đứng trước mối lo đánh mất ‘mã gien’ của mình.” Trên hết, cuốn sách chứa đựng tình yêu của một cư dân đối với thành phố xinh đẹp của mình.


[Sách] Với Đà Lạt Ai Cũng Là Lữ Khách

Với Đà Lạt Ai Cũng Là Lữ Khách


Sách hay về Đà Lạt: Với Đà Lạt ai cũng là lữ khách


Tập tản văn gồm 23 tản văn là những hoài niệm và cảm nhận về Đà Lạt. Đà Lạt là sương mù, là rong rêu, là những phận người lặng lẽ nhưng không kém phần mãnh liệt. Đà Lạt đã ăn sâu vào tâm hồn tác giả như một ám ảnh không thể trục xuất ra khỏi đầu và ra khỏi trái tim.

"Có những ngày như thế, đồng tử thèm bức xạ, thèm mù sương, thèm cái quạnh quẽ của cảnh sắc. Cơn thèm muốn quắt quay của tên nghiện thâm niên buông thả cuộc đời, có lẽ cũng chỉ đến mức như vậy.

Bắt đầu từ việc ánh nhìn đờ đẫn mỏi mệt vươn ra, dõi tìm trong ngõ ngách đời sống một chút bàng bạc, một chút sương khói hẫng hiu hư vô và tự lừa mị rằng đó là sương khói thật, đó là khung cảnh núi đồi thật, để chỉ cần khép mắt lại thôi, là Đà Lạt ùa về, ngập tràn khắp nẻo mộng".



[Những bài hát hay về Đà Lạt] Cơn mưa phùn - Trần Thái Hòa



Cơn mưa phùn

Sáng tác: Đức Huy
Trình bày: Trần Thái Hòa
Cơn mưa phùn bay qua thành phố nhỏ 
Hàng cây dật dờ rụng hoa tàn úa 
Buồn chìm vào mắt đen người con gái hát một mình 
Bài hát buồn như cuộc tình 

Một sớm mai thức dậy 
Tình yêu rời chăn gối bay theo những cơn mưa phùn 
Làm cánh chim bé nhỏ 
Chiều nay nhiều mây xám 
Bay theo những cơn mưa phùn lạnh lùng 

Cơn mưa phùn bay qua thành phố nhỏ 
Đèn đêm lặng lờ gục trên đường phố 
Một ngày buồn đã qua 
Người con gái khóc một mình 
Đời úa tàn theo cuộc tình 

Buồn chìm vào mắt đen 
Người con gái hát một mình 
Bài hát buồn như cuộc tình 



Saturday, May 11, 2019

[Những bài hát hay về Đà Lạt] Đà Lạt mưa chiều kỷ niệm



Đà Lạt mưa chiều kỷ niệm

Sáng tác: Duy Yên & Quốc Kỳ

Nhớ chiều nào anh đến thăm em
Hai bên đường phố đã lên đèn 
Mưa xuân giăng giăng mờ trắng khung trời 
Ngồi bên nhau lưu luyến 
Mưa thấm ướt đôi bờ vai

Tiếng nhạc tình xao xuyến đôi tim 
Mưa giao hòa nước mắt ân tình 
Tay đan tay mơ tiếng đàn trầm 
Nhìn nhau nhưng không nói 
Sợ tình yêu chóng phai

Nhưng hôm nay xa rồi hương xưa đã phôi phai 
Mưa bay trong khung trời quạnh hiu sau màn lá 
Mưa rơi rơi vô tình nghẹn ngào tràn ngập lòng 
Chiều buồn về lạnh lùng xót xa tình đầu tiên

Có một mình tôi đứng trong mưa 
Nơi đây hình bóng cũ mịt mờ 
Em ra đi không nói một lời 
Từng chiều mưa dĩ vãng 
Xao xuyến mãi trong lòng anh

Những chiều buồn hiu hắt thương ai 
Mưa âm thầm phố cũ đêm dài 
Trong cô đơn hình bóng một người 
Tìm ai trên lối cũ 
Tình yêu còn thấy đâu